Làm thế nào tạo mục lục cho bài viết wordpress đơn giản nhất và hoàn toàn tự động

0
967

Vì sao một bài viết dài nên có mục lục?

Hãy tưởng tượng… bạn tìm kiếm bài viết hướng dẫn về một vấn đề nào đó trên internet. Bạn mở bài viết ra để đọc và hỡi ôi bài viết quá dài. Bài viết lại không có phần tóm tắt nội dung, bạn lăn chuột để tìm kiếm nội dung mình cần đọc, có thể bạn sẽ bị lạc vào mê cung dày đặc chữ là chữ… Bạn chán nản và thoát ngay để tìm bài khác.

Tình huống đó sẽ hoàn toàn thay đổi khi bạn thấy có phần mục lục phía trên bài viết. Mục lục sẽ giúp người đọc tìm thấy đúng nội dung mình cần một cách nhanh chóng mà không phải mất công đọc hết bài viết. Mục lục sẽ giúp người đọc biết được bài viết có những nội dung gì, và chuyển ngay đến nội dung đó

Tạo mục lục tự động cho bài viết như thế nào?

Có nhiều plugin WordPress tạo mục lục cho bài viết, bạn có thể tự tìm hiểu. Cá nhân mình thì sử dụng Table of Contents Plus.

Cách cài đặt plugin Table of Contents Plus

Bạn đăng nhập quản trị, vào phần Plugins, chọn cài mới. Gõ: Table of Contents Plus vào ô Keyword (từ khóa) nhấn enter để tìm plugin

Bạn sẽ tìm thấy plugin như hình trên bạn bấm vào Install (cài đặt) đợi cài đặt xong thì nhấn Activate (kích hoạt).

Sau khi kích hoạt thành công, để thiết lập các cấu hình của plugin, bạn truy cập vào Settings / TOC+

 

Trong đó:

1) Position: Vị trí hiển thị mục lục.

Có 4 tùy chọn:

– Before first heading: mục lục sẽ nằm ngay trước thẻ heading đầu tiên, đây là lựa chọn mặc định, và thường dùng nhất.
– After firsr heading: mục lục nằm sau heading đầu tiên.
– Top: mục lục nằm ở vị trí đầu tiên của bài viết (cá nhân mình chọn phần này)
– Bottom: mục lục nằm ở vị trí cuối cùng bài viết.

2) Show when: Hiển thị khi có bao nhiêu heading

Mặc định, mục lục sẽ chỉ hiển thị khi có tối thiểu 4 thẻ heading. Bạn có thể tăng giảm con số này nếu muốn. Với cá nhân mình, 3 là con số mặc định rất tốt. Nếu ít hơn 3 heading mà bạn vẫn cố tạo mục lục thì sẽ gượng ép.

3) Auto insert for the following content types

Phần lớn trường hợp post và page là đủ rồi. Cá nhân mình chỉ dùng cho post

4) Heading text: Tiêu đề mục lục

Mình đặt tên là: “Nội dung bài viết”. Ngoài ra, bạn có thể đặt tên khác VD như: “Mục lục bài viết” hay “Tóm tắt nội dung” cũng chẳng sao. Miễn là bạn thấy phù hợp với mình là được

Nếu bạn bỏ chọn dấu tick, thì sẽ không có chữ Mục lục làm tiêu đề nữa

Tiếp theo là tùy chọn:

– Allow the user to toggle the visibility of the table of contents / Cho phép người dùng nhấn để ẩn / hiện mục lục. Mặc định bạn nên giữ.

– Hide the table of contents initially: mặc định là bỏ tick. Nó giúp mục lục hiện ra ngay lập tức khi bạn vào bài viết. Nếu bạn tick vào tùy chọn này thì mục lục sẽ ẩn đi lúc đầu, và chỉ hiện ra khi người xem click vào.

5) Show hierarchy: Mặc định là tick, nó giúp hiển thị các phân cấp nhỏ hơn. Heading nhỏ sẽ thụt vào so với heading lớn.

6) Number list items: Mặc định là tick. Cá nhân mình đánh số sẵn cho các heading rồi nên mình sẽ bỏ chọn

7) Enable smooth scroll effect: Mục đích là giúp người đọc khi click vào mục lục sẽ được chuyển mượt đến nội dung cần đọc thay vì đến ngay lập tức (làm hơi bất ngờ). Mặc định là tick chọn và mình khuyên bạn nên giữ nguyên.

8) Các tùy chọn liên quan đến giao diện Appearance

– Width: Độ rộng của mục lục (chiều ngang) – nên để tự động. Cá nhân mình để 100% (ở chỗ Relative)

– Wrapping: Hiện bên trái, phải. Mặc định là căn giữa.

– Font size: Kích thước chữ của phần mục lục. Cá nhân mình chọn 125%, bạn cứ thay đổi con số sao cho ưng mắt thì thôi.

– Presentation: Chọn giao diện, có các giao diện sẵn hoặc bạn muốn tùy chỉnh giao diện thì chọn Custom.

Trong phần Advanced có thêm một số chức năng nâng cao nữa, nếu bạn nào muốn thì có thể tùy chỉnh thêm nhưng theo mình là không cần thiết

Sau khi chỉnh xong bạn click Update Options để lưu lại

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here