Sách dạy làm giàu có làm mất thời gian của bạn ?

0
761

Thế kỷ 21 mở ra, cũng là lúc nhiều “cơn gió” mới mẻ lùa vào Việt Nam. Tuy nhiên muộn hơn một chút, trong  khoảng năm 2001 – 2005 mới chỉ là bước khởi đầu của làn sóng giáo dục con người (khai phá và phát huy tư duy –  tâm lý –  năng lực bản thân) và cũng chỉ lớm chớm 1 số đầu sách về đề tài này.

Nhưng từ năm 2006 đến nay cùng với sự phát triển trên rất nhiều phương diện, lĩnh vực theo một luồng “thế giới mở”, chúng ta cũng đang chứng kiến một sự  phát triển mạnh mẽ hơn lúc nào hết về lĩnh vực giáo dục – độc lập với giáo dục truyền thống – GIÁO DỤC KHAI SÁNG.

Bạn nghĩ gì về đọc sách dạy làm giàu?

– Đọc mà giàu được người ta giàu hết rồi, đâu tới mình
– Khi nào rảnh thì đọc cho vui, giết thời gian
– Có đọc, nhưng không mấy khi áp dụng
– Biết là cần, nhưng vẫn làm biếng, lâu lâu mới đọc
– Đọc và áp dụng một cách thường xuyên

“Đọc sách để giàu”, nghe có vẻ phi lý, nhưng đó chính là tiền đề để thay đổi tâm lý, tư duy, lẫn con người, hướng tới sự GIÀU CÓ.

Hơn nữa vẫn còn một điều khác, những ai bỏ qua công đoạn này, có thể sẽ khó thành công hơn rất nhiều vì khái niệm về LÀM GIÀU – công cụ đắc lực nhất phục vụ cho sự nghiệp đường dài – chưa hiện hữu trong bộ óc của bạn.

Nhiều người cho rằng những cuốn sách như vậy như chỉ để giáo điều người khác, thậm chí họ bật ra câu nói hùng hồn rằng: “Viết thì tôi cũng có thể viết được như vậy”. Bởi vì đơn giản đối với họ, đó là dạy đời, mà nếu là dạy đời thì hầu như ai cũng có thể làm được.

Hay những bạn trẻ đến tuổi tốt nghiệp đại học, đã có lý tưởng và một số ý tưởng hay ho cho bản thân nhưng vẫn thường hay đánh bóng suy nghĩ (thường về LÀM GIÀU) của bản thân cho người khác biết mà bên trong vẫn chưa có được những kiến thức căn bản cần thiết.

Đôi khi, sự chia sẻ kiểu như vậy chỉ là họ không thừa nhận khả năng hoặc thành tích học tập hiện tại của bản thân mà thôi.

Cũng có một vài người chín chắn hơn, thấu đáo hơn và nghiêm túc hơn trong vấn đề này. Và không ít người trong số đó có quan điểm riêng rằng cần phải làm một việc gì đó có thu nhập cao như đầu tư, đầu cơ (và thường nghe nhất là đầu cơ chứng khoán) v.v…

Có thể thấy rõ đó chính là thực trạng đang diễn ra ở hầu hết mọi người từ thanh niên đến người trung niên, luôn còn tồn tại một suy nghĩ thiếu sót rằng: “Phải kiếm tìm một phương pháp kỹ thuật nào đó giúp ta làm giàu, có thu nhập cao”.

Chính khi làm điều đó, khiến họ cảm thấy rằng nó thực tế hơn là đi đọc mớ lý thuyết triết lý mà chả bày ra được cách gì cụ thể cả. Mặt khác, chính tâm lý: “Không cần phải nghĩ gì cả, chỉ việc làm theo và thành công” khiến họ cảm thấy thất vọng ngay sau khi gấp lại trang cuối cùng: “Chẳng có gì cả, rốt cuộc mình cũng phải tự làm lấy”.

Suy nghĩ trên đã giết chết lòng ham muốn đọc những cuốn sách như vậy. Hầu như ai trong chúng ta cũng từng nghĩ như vậy cả, kể cả tôi. Nhưng may mắn, cách nghĩ của tôi được đánh động chỉ qua câu nói ngắn gọn của một người bạn:

“Muốn giỏi gì, đọc đó và làm nó”
–Nguyễn Hào Hiệp

Nếu sách có trình bày kế hoạch cụ thể, bạn mong mình sẽ là người thứ mấy thực hiện điều đó ?

Trước hết, để đạt được một việc, cần nắm được không ít thì nhiều triết lý và cách nghĩ của vấn đề mà bản thân sắp “đụng” đến. Từ đó mới xác định được hướng đi và suy nghĩ đúng đắn trong quá trình làm, huống hồ lại là việc có một quá trình dài với đơn vị thời gian cơ sở là vài năm.

– Bạn muốn giỏi quản lý, hãy đọc sách về quản trị, luyện nó
– Muốn giỏi anh văn, đọc sách giảng dạy ngoại ngữ, sách nước ngoài, áp dụng nó;
– Muốn giỏi bán hàng, đọc sách bán hàng, thực hành nó;
– Và đương nhiên, muốn làm giàu, hãy đọc sách làm giàu, chiêm nghiệm nó … và làm nó.

Bởi vì dù cho làm giàu, làm chủ bằng phương thức gì chăng nữa cũng phải đọc và học.

Các tỷ phú, lúc trước không có nhiều đầu sách giáo dục làm giàu để đọc như bây giờ, nhưng nếu giả sử lúc đó đã có nhiều sách về đề tài này, liệu theo bạn các “ông lớn” có đọc hay không ?

Vâng, tất cả cần phải đọc, kể cả chúng ta – những con người “nhỏ bé” cũng vậy.

Hơn hết, một việc bất lực mà bản thân người đọc cần nên tránh: “Đọc xong, gấp sách lại và không làm điều gì cả, không tạo một sự thay đổi như chưa từng có gì xảy ra”. Đây mới thật sự là thói quen gây mất thời gian theo nghĩa đen.

Hãy để việc đọc rút ngắn quãng đường đến thành công của bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here