Vì sao Giỏi, Siêng mà Lương, Chức vẫn thấp?

0
1054
Thăng tiến

 

Vị trí và thu nhập của bạn sẽ tăng theo giá trị mà bạn tạo ra.

Nhiều người vẫn lầm lẫn rằng, người có chuyên môn cao thì sẽ tạo ra được giá trị cao, và họ lao vào trau dồi chuyên môn trong khi lại bỏ qua rất nhiều yếu tố quan trọng và cần thiết khác. Hiểu đúng về giá trị bản thân, bạn sẽ thấy đâu là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị:

Giá trị bản thân = Giá trị bạn tạo ra x Thời gian cung cấp giá trị x Qui mô cung cấp giá trị.

Giá trị bạn tạo ra:

Giá trị không phải là cái bạn tự gán cho mình, mà là do người khác cảm nhận về bạn. Người ta cảm nhận giá trị của bạn qua 3 điều: những gì bạn làm được, những gì bạn giúp người khác làm được, và những gì bạn lan tỏa ra xung quanh.

Thời gian cung cấp giá trị:

Đừng lầm tưởng bất cứ việc gì bạn làm cũng tạo ra giá trị. Bạn cần phải biết sếp mình mong đợi điều gì nhất nơi bạn, rồi hãy dành thời gian để tập trung vào công việc giúp mang lại giá trị đó. Khi bạn tập trung vào công việc mang lại càng nhiều giá trị, giá trị của bạn sẽ càng cao.

Qui mô cung cấp giá trị:

Chỉ một mình, bạn có thể làm được gì? Bạn phải giúp những người khác có thể làm công việc giống như mình, xây dựng một hệ thống làm việc tạo ra kết quả với số lượng tăng lên gấp nhiều lần, khi làm được điều này, bạn sẽ bước lên một vị trí cao hơn, và dĩ nhiên phần thưởng sẽ xứng đáng hơn.

Và ngay lúc này, điều bạn cần làm là:


– Xác định đâu là mong đợi và kỳ vọng của sếp dành cho bạn.
– Những đóng góp của bạn cho công ty có đáp ứng được kỳ vọng đó chưa?
– Hãy vạch ra những gì cần làm để nâng cao hơn nữa chuyên môn của mình.
– Hãy giúp những đồng sự làm tốt việc của họ, bởi kết quả công việc của họ cũng góp phần tạo nên kết quả công việc của bạn.
– Xem xét lại thái độ của bạn đối với công việc, xem cách suy nghĩ, cách biểu hiện ra ngoài của bạn có tạo ra năng lượng tích cực trong công việc không.
– Sẵn sàng nhận thêm trách nhiệm, thậm chí yêu cầu thêm trách nhiệm để gia tăng giá trị đóng góp.
– Thường xuyên đo lường các kết quả mình làm được.
– Tự cho điểm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng công việc của bản thân.
– Chịu khó thăm dò để biết được những nhận xét khách quan của những người làm việc với mình, từ sếp, đồng nghiệp, khách hàng cho tới người dưới quyền.

Làm tốt những việc này, bạn sẽ thấy mình đang đứng ở một vị trí khác hẳn.

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here